Phó giáo sư trẻ nhất 2019 và mức lương 5,5 triệu đồng
Bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe, bạn đọc còn có thể xem thêm các bài viết: Các nhà khoa học phát hiện thêm tác dụng tuyệt vời của 'bữa cơm có cá'; 4 triệu chứng tưởng không liên quan nhưng lại là viêm khớp; Chuyên gia lưu ý việc chăm sóc bàn chân ở người tiểu đường...Tiểu đường là một rối loạn phức tạp, ảnh hưởng đến nhiều bộ phận khác nhau của cơ thể, trong đó có da. Đường huyết cao trong thời gian dài sẽ dẫn đến một số biểu hiện bất thường trên da.Những bất thường này có thể là chỉ dấu để nhận biết tiểu đường. Khi đó, người mắc cần đến gặp bác sĩ để chẩn đoán và điều trị, từ đó ngăn ngừa biến chứng.Những dấu hiệu sau trên da có thể là lời cảnh báo của tiểu đường.Đốm trên cẳng chân. Những người bị tiểu đường thường có các đốm ở chân. Tình trạng này gọi là bệnh da do tiểu đường. Người bệnh sẽ xuất hiện các đốm tròn hay hình bầu dục, có màu nâu hay nâu đỏ, thường xuất hiện trên cẳng chân. Các đốm này không gây hại nhưng là dấu hiệu cảnh báo cần kiểm tra tiểu đường.Mảng da sẫm màu hơn. Một dấu hiệu khác cảnh báo tiểu đường là da xuất hiện những mảng hay dải da sẫm màu và mịn. Những vị trí thường gặp nhất là trên cổ, nách và bẹn. Tình trạng này được gọi là acanthosis nigricans và được xem là một trong những dấu hiệu đầu tiên của tiểu đường. Nội dung tiếp theo của bài viết này sẽ có trên trang sức khỏe ngày 5.3.Viêm khớp dạng thấp thường có các triệu chứng như đau, sưng và cứng khớp. Nhưng bên cạnh đó, bệnh cũng có những triệu chứng tiềm ẩn mà người mắc thường bỏ qua vì nghĩ không liên quan đến viêm khớp.Viêm khớp dạng thấp là một bệnh tự miễn mạn tính, xảy ra khi hệ miễn dịch tấn công nhầm các mô khỏe mạnh của cơ thể, đặc biệt là màng hoạt dịch của khớp. Hệ quả là gây viêm, sưng, đau và cứng khớp, có thể gây tổn thương khớp vĩnh viễn nếu không được điều trị kịp thời.Do đó, bệnh nhân viêm khớp dạng thấp không chỉ đối mặt với đau khớp mà còn bị ảnh hưởng trên toàn cơ thể. Nhiều người bệnh xuất hiện các triệu chứng sớm của viêm khớp dạng thấp. Tuy nhiên, những triệu chứng này dường như không liên quan đến viêm khớp, dẫn đến làm chậm trễ trong việc chẩn đoán và điều trị. Những triệu chứng này gồm:Mệt mỏi dai dẳng. Cảm thấy mệt mỏi dai dẳng dù đã nghỉ ngơi đầy đủ và ngủ từ 7-8 tiếng/ngày thì có thể là do viêm khớp dạng thấp. Tình trạng này không chỉ là mệt mỏi mà gần như là kiệt sức, ảnh hưởng lớn đến hoạt động hằng ngày.Sụt cân không rõ nguyên nhân. Sụt cân không rõ nguyên nhân là tình trạng mà trọng lượng cơ thể sụt giảm mà không do ăn kiêng, tập thể dục hay bất kỳ nỗ lực giảm cân có chủ đích nào. Đây là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh, trong đó có viêm khớp dạng thấp. Nội dung tiếp theo của bài viết này sẽ có trên trang sức khỏe ngày 5.3.Nghiên cứu mới vừa được công bố trên tạp chí y khoa Journal of Neurology, Neurosurgery & Psychiatry đã phát hiện thêm một tác dụng tuyệt vời của cá đối với sức khỏe.Trong khi các nghiên cứu trước đây cho thấy ăn cá giúp giảm mức độ khuyết tật ở những người mắc bệnh đa xơ cứng (MS), thì ít nghiên cứu nào khám phá liệu nó có thực sự làm chậm quá trình tiến triển của bệnh hay không.Để điều tra vấn đề này, các nhà nghiên cứu đã phân tích dữ liệu từ 2.719 bệnh nhân MS mới được chẩn đoán - trung bình 38 tuổi - từ nghiên cứu Điều tra dịch tễ học về bệnh đa xơ cứng (EIMS) của Thụy Điển.Trong khi đó, các nhà nghiên cứu theo dõi tiến triển bệnh của từng người tham gia trong tối đa 15 năm bằng thang đánh giá tình trạng khuyết tật mở rộng (EDSS) - công cụ dùng để đo mức độ khuyết tật ở bệnh nhân mắc bệnh đa xơ cứng.Kết quả đã phát hiện ra rằng ăn càng nhiều cá nạc và cá béo càng giúp giảm nguy cơ bị khuyết tật nghiêm trọng cho bệnh nhân MS.Cụ thể, những người tiêu thụ nhiều cá nhất đã giảm 44% nguy cơ khuyết tật nghiêm trọng và giảm 45% nguy cơ khuyết tật độ 3 và giảm 43% nguy cơ tiến triển thành khuyết tật độ 4 so với những người ăn ít hoặc không ăn cá.Sau 5 năm, có 288 người tăng lượng cá tiêu thụ và 124 người giảm lượng cá tiêu thụ.Kết quả cho thấy những người tăng lượng cá tiêu thụ từ điểm 2 - 3 lên 5 - 6 trong vòng 5 năm sau khi phát bệnh đã giảm 20% nguy cơ khuyết tật nặng so với những người tiếp tục ăn ít hoặc không ăn cá. Hãy bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe để xem thêm nội dung bài viết này bạn nhé!Độc đáo gà đốt Ô Thum, cơm tấm Long Xuyên… được AI làm thành mã QR
Vĩ tuyến 17 ngày và đêm do NSND Trà Giang đóng chính đã trở thành một tác phẩm kinh điển của điện ảnh Việt Nam. Hơn nửa thế kỷ trôi qua, bộ phim vẫn giữ nguyên giá trị lịch sử, nghệ thuật và chạm đến trái tim của biết bao thế hệ khán giả. Ra mắt vào năm 1972, Vĩ tuyến 17 ngày và đêm do đạo diễn Hải Ninh thực hiện với kịch bản của nhà biên kịch Hoàng Tích Chỉ. Bộ phim tái hiện cuộc sống và cuộc đấu tranh đầy gian khó của người dân hai bờ Hiền Lương trong bối cảnh đất nước bị chia cắt. Nhân vật chị Dịu - do NSND Trà Giang thủ vai là biểu tượng cho người phụ nữ Việt Nam kiên cường, vừa lo toan gia đình vừa dẫn dắt phong trào đấu tranh trước sự đàn áp của kẻ thù.Theo chia sẻ của NSND Trà Giang trong Cine 7 - Ký ức phim Việt, quá trình quay phim Vĩ tuyến 17 ngày và đêm không hề dễ dàng, nhất là với những cảnh đêm trên sông Bến Hải. Một trong những phân đoạn khó nhất với bà là cảnh chị Dịu ôm con vượt sông để tìm chồng. Để ghi hình cảnh này, đoàn phim phải dậy từ 2 - 3 giờ sáng, chuẩn bị nhiều giờ trước khi quay. Nếu cảnh quay diễn ra vào buổi tối, công tác chuẩn bị phải bắt đầu từ giữa trưa để đảm bảo mọi yếu tố kỹ thuật như ánh sáng, nước sông và hiệu ứng đặc biệt được kiểm soát chặt chẽ.Tại Liên hoan phim Moscow năm 1973, bộ phim đã giành giải Nhất của Ủy ban Bảo vệ Hòa bình Thế giới, trong khi NSND Trà Giang nhận huy chương Vàng cho Nữ diễn viên xuất sắc nhất. Khi nhớ lại khoảnh khắc này, bà xúc động đến mức không thể cầm được nước mắt: "Tôi không nghĩ mình sẽ đoạt giải. Khi nghe tên mình được xướng lên, tôi run rẩy và xúc động đến mức không thể thốt nên lời".Nữ nghệ sĩ tâm sự thêm: "Dù đóng rất nhiều nhân vật, từ người phụ nữ nông thôn, miền núi, miền biển đến thành phố, nhưng mỗi vai diễn đều mang đến những trải nghiệm đáng quý. Tôi hạnh phúc khi có cơ hội khắc họa vai trò của người phụ nữ trong từng giai đoạn...".Những giọt nước mắt của NSND Trà Giang trong Cine 7 - Ký ức phim Việt không chỉ là sự xúc động khi nhớ lại một thời gian khó, mà còn là niềm tự hào về một tác phẩm đã sống mãi trong lòng công chúng. Vĩ tuyến 17 ngày và đêm không chỉ là câu chuyện về chiến tranh, mà còn là bản hùng ca về lòng yêu nước, về tinh thần bất khuất của những con người ở vùng giới tuyến; và hơn hết, là lời tri ân sâu sắc đến những người phụ nữ Việt Nam đã góp phần làm nên lịch sử.
Bộ ảnh mùa vàng trên ruộng bậc thang
Thông tin ban đầu, thi thể du khách Trương Quang T. (25 tuổi, ngụ TP.HCM) bị sóng cuốn mất tích từ trưa 5.2, khi đang tắm biển, được người dân phát hiện tại kè cảng Phan Thiết (thuộc P.Bình Hưng, TP.Phan Thiết) và báo cho lực lượng cứu hộ. Vị trí phát hiện thi thể cách nơi nạn nhân mất tích khoảng 700 m.Trước đó, trưa 5.2, nhóm du khách ở TP.HCM đến tham quan du lịch Phan Thiết. Sau đó, cả nhóm này xuống tắm biển khu vực Đồi Dương thì có 2 người bị đuối nước là Nguyễn Xuân L. (20 tuổi) và Trương Quang T. Người dân kịp thời phát hiện và cứu được anh L. đưa vào bờ, còn anh T. bị sóng cuốn mất tích. Dù đã nỗ lực tìm kiếm, nhưng đến hôm nay, lực lượng cứu hộ mới tìm thấy thi thể nạn nhân. Vào mùa này gió biển ở Phan Thiết rất lớn, cơ quan chức năng nhiều lần cảnh báo du khách khi đến tham quan, du lịch không được tự ý xuống tắm biển, đặc biệt ở những khu vực có cắm biển báo nguy hiểm.
Có lẽ cả cuộc đời của bà Trần Thị Thu Hương (49 tuổi, ngụ TP.HCM) sẽ không bao giờ thôi nhớ về đứa con gái bà đứt ruột cho đi gần 3 thập kỷ trước để vợ chồng Pháp nhận nuôi.Một ngày đầu năm 2025, bà Hương và chồng từ khu nhà ở tập thể gần chợ Gò Vấp đi xe máy đến một quán cà phê gần đó để gặp anh Đỗ Hồng Phúc - kiến trúc sư nổi tiếng trong việc hỗ trợ các trường hợp người nước ngoài tìm lại thân nhân ở Việt Nam hoàn toàn miễn phí.Nhiều năm nay, bà Hương và anh Phúc là những người bạn đặc biệt của nhau, khi người phụ nữ thường hỗ trợ anh chàng kiến trúc sư tốt bụng trong hành trình tìm lại thân nhân cho những trường hợp người gốc Việt được nhận nuôi.Thế nhưng không phải ai cũng biết 28 năm về trước, bà cũng từng là một người mẹ đứt ruột cho con để người Pháp nuôi để rồi không ngày nào thôi dày xé tâm can vì quyết định đó. Hẳn vì nỗi niềm trên mà người phụ nữ quyết định tham gia vào các hoạt động nhân đạo, góp phần làm nên những cuộc đoàn tụ xuyên biên giới diệu kỳ. Người mẹ vẫn nhớ như in ngày 11.8.1997, trong một lần gặp tai nạn, người mẹ sinh non vào tháng thứ 8 của thai kỳ tại một bệnh viện ở TP.HCM. Bé gái sinh ra nặng 1,8 kg, phải ở lồng kính để được chăm sóc đặc biệt.Thế nhưng hành trình mang thai và sinh con với người phụ nữ TP.HCM ngày đó không hề dễ dàng. Ở tuổi 21, bà Hương có quen với một người con trai là bạn của anh họ rồi sau đó mang thai. "Nhưng gia đình người đó không thừa nhận đứa bé, cũng cắt đứt liên lạc với tôi. Lúc đó, tôi sốc và đau khổ lắm, nhiều lúc nghĩ tới ý định hay là 2 mẹ con cùng chết, kết thúc cuộc đời. Tôi cảm thấy ê chề, xấu hổ với gia đình, hàng xóm, người thân không dám ra ngoài gặp ai!", bà Hương chảy nước mắt, nhớ lại câu chuyện năm xưa.Trải qua quá trình đấu tranh nội tâm mạnh mẽ, bà quyết định sinh con. Bé gái được mẹ đặt tên Trần Hoài Ân. Tuy nhiên vì hoàn cảnh khó có thể diễn tả hết qua một vài lời nói, bà quyết định cho con mình để người Pháp nhận nuôi, mong con được sống một cuộc đời tốt hơn. Ngày đó, bà đau khổ tột cùng, ngỡ tưởng không thể nào sống tiếp.Biết bao nỗi niềm khó lòng chia sẻ cùng ai, bà Hương trút hết cảm xúc của mình vào những trang nhật ký năm 1997. Mỗi trang viết của tuổi 21 đều mang đầy những nỗi day dứt, sự dằn vặt về quyết định cho con."Giờ đây ngồi một mình, tôi cảm thấy nhớ về con của tôi thật nhiều. Có người mẹ nào muốn xa con đâu. Chỉ cầu mong cho con được người mẹ nuôi lo cho đầy đủ và dạy dỗ cho con nên người, thế là mình đã mãn nguyện lắm rồi!", người mẹ viết vào quyển nhật ký những dòng từ tận tâm can.Những trang viết cứ vậy dày thêm, dày theo nỗi niềm đau đáu khôn nguôi của người mẹ trẻ ngày đó. Mỗi dòng nhật ký viết ra, bà Hương không nhớ đã khóc bao nhiêu lần, bao nhiêu giọt nước mắt đã thấm làm nhòe vài nét mực.Cứ như vậy, bà giữ gìn quyển nhật ký đó cẩn thận suốt hàng thập kỷ, để mãi nhắc nhớ về cô con gái mà bà luôn muốn gặp, dẫu rằng chỉ là ở trong mơ. Người mẹ mong và tin một ngày nào đó, con có thể đọc được những dòng viết này."Chưa ngày nào tôi không nghĩ về con, cả trong mơ. Tôi luôn tưởng tượng sẽ gặp được và nói chuyện cùng con gái mình, dù chỉ một lần trong đời. Tôi chỉ cần biết con bình an và hạnh phúc là tôi đã mãn nguyện", bà Hương quệt nước mắt lăn dài trên gò má.Năm nay, Hoài Ân cũng đã 28 tuổi. Bà tin rằng con đang sống một cuộc đời hạnh phúc và bình an, là một cô gái xinh đẹp. "Liệu rằng con có từng nghĩ về mẹ không?", bà tự hỏi.Suốt nhiều năm qua, bà Hương thường xuyên hỗ trợ cho các trường hợp người nước ngoài, đặc biệt là người Pháp tìm thân nhân ở Việt Nam. Thông qua các thông tin trong hồ sơ, bà cùng chồng dành thời gian đi khắp nơi ở TP.HCM cũng như nhiều tỉnh thành lân cận như Bình Dương, Bình Thuận… giúp đỡ.Thông qua các "đầu mối" tìm người thân uy tín trong cộng đồng người nước ngoài tìm lại thân nhân Việt Nam như anh Đỗ Hồng Phúc, ông Huỳnh Tấn Sinh, nhiều năm qua bà đã góp phần làm nên nhiều cuộc đoàn tụ diệu kỳ.Chứng kiến những gia đình đoàn tụ xuyên biên giới, với sự góp sức của mình, người phụ nữ vừa vui, vừa hạnh phúc thay cho họ. Là người chịu nỗi đau chia cắt máu mủ ruột rà, bà hiểu được niềm vui vỡ òa của ngày đoàn tụ."Đâu đó, mình cũng có chút chạnh lòng. Nhưng việc giúp đỡ người khác cũng là cách để tôi có thể tìm lại con mình. Biết đâu trong một hồ sơ nào đó mà tôi hỗ trợ, lại chính là con gái mình thì sao", người mẹ chia sẻ.Hoài Ân ơi! Mẹ chỉ mong gặp con một lần trong đời, chỉ để biết con khỏe mạnh, bình an và hạnh phúc là mẹ đã an lòng. Mẹ sẽ không làm xáo trộn cuộc sống của con. Mẹ hy vọng một ngày nào đó con sẽ tìm về…Ông Huỳnh Tấn Sinh, một người nổi tiếng trong việc hỗ trợ tìm người thân cho người nước ngoài hiện đang sống và làm việc ở Pháp cho biết bà Hương là một người rất nhiệt tình. Vì bà ở Việt Nam, nên nhiều lần đã giúp ông Sinh tìm kiếm địa chỉ thông qua các hồ sơ cho nhận con nuôi ở nước ngoài."Hương đã giúp tôi tìm thấy gia đình của mấy bạn ở nước ngoài, đặc biệt là Pháp cũng giống như con cô ấy đã đi cho làm con nuôi. Thật là tội nghiệp! Mong Hương sẽ có thể tìm thấy phép màu của đời mình!", ông Sinh bày tỏ.Ông Trần Phước Tánh (54 tuổi) là chồng của bà Hương cho biết vợ chồng ông quen biết nhau từ những năm 1995. Khi đó, ông vào quán cháo của mẹ bà Hương ở Phú Nhuận ăn rồi cảm mến luôn cô con gái của bà chủ. Thế nhưng thời điểm này, bà Hương chỉ xem ông là bạn."Ngày cô ấy mang thai, tôi đã đề nghị sẽ cưới Hương, nhận làm cha của đứa bé. Nhưng Hương nhất quyết từ chối vì không muốn lừa dối gia đình tôi. Tôi đã đồng hành cùng cô ấy vượt qua những ngày khó khăn nhất", ông Tánh bày tỏ.Sau khi bà Hương cho con, ông Tánh cũng thường xuyên tới lui an ủi, động viên tinh thần. Chính sự "mưa dầm thấm lâu", nhiệt tình của người đàn ông tốt bụng đã khiến cho bà Hương cảm động.Người phụ nữ từng viết trong nhật ký năm xưa, rằng: "Tôi không muốn quen bất cứ một người nào hết tại vì bây giờ tôi chán nản tất cả, không còn mong muốn gì nữa". Nay, chính sự chân thành của ông Tánh đã khiến bà mở lòng. Năm 2002, họ có một đám cưới đầy hạnh phúc, chính thức nên duyên vợ chồng sau 8 năm quen biết.Sau hơn 23 năm nên nghĩa vợ chồng, họ có 2 người con gái, năm nay cũng đã 21 và 16 tuổi. Con gái đầu với ông Tánh đã dần chữa lành tâm hồn và trái tim của người mẹ nhiều năm rỉ máu vì nhớ con gái Hoài Ân.Giờ đây, ông Tánh làm công nhân vệ sinh môi trường, bà Hương cũng làm vệ sinh cho một công ty ở Gò Vấp và có cuộc sống gia đình trọn vẹn. Người chồng vẫn luôn ủng hộ vợ tìm lại con gái mình."Tôi mong một ngày nào đó vợ tôi sẽ tìm được con, để thỏa lòng mong nhớ. 2 đứa con tôi cũng mong mẹ sẽ tìm được chị. Có một điều, gia đình tôi vẫn chưa biết về chuyện này sau bao nhiêu năm", chồng bà Hương chia sẻ.ThS.KTS Đỗ Hồng Phúc (ngụ TP.HCM) cũng cho biết bản thân vô cùng xúc động trước câu chuyện của bà Hương. Với anh, bà Hương là một người nhiệt tình, giúp đỡ anh trong hành trình hỗ trợ tìm thân nhân. Anh chàng mong rằng người phụ nữ sẽ tìm thấy phép màu. Các trường hợp người nước ngoài mong tìm lại thân nhân ở Việt Nam có thể liên hệ anh Phúc qua số điện thoại: 0979.283.523.
VN-Index lập đỉnh lịch sử, tài sản ông chủ Vingroup và Hòa Phát tăng thêm tỉ USD
Theo báo cáo của Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng và phát triển quỹ đất Ninh Thuận, đến nay đã cơ bản hoàn thành dự thảo phương án giải phóng mặt bằng, di dân tái định cư Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận, đã gửi Sở Nông nghiệp và Môi trường, UBND H.Thuận Nam và H.Ninh Hải xin ý kiến góp ý để hoàn chỉnh báo cáo trước khi chuyển cho Sở Công thương tổng hợp, gửi Bộ Công thương, EVN, PVN cập nhật điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án theo quy định.Theo đó, khu tái định cư Nhà máy điện hạt nhân 1 đóng tại thôn Từ Thiện, xã Phước Dinh, H.Thuận Nam có tổng diện tích 64,84 ha (tăng 21,17 ha so với diện tích đã phê duyệt trước đây); tổng số lô đất ở là 605 lô, diện tích mỗi lô 300 m2.Khu tái định cư Nhà máy điện hạt nhân 2 đóng tại thôn Thái An, xã Vĩnh Hải, H.Ninh Hải có tổng diện tích 45,49 ha (tăng 1,84 ha so với diện tích đã phê duyệt trước đây); tổng số lô đất ở là 629 lô, trong đó, 449 lô có diện tích mỗi lô 200 m2, 100 lô có diện tích mỗi lô 250 m2 và 80 lô có diện tích mỗi lô 300 m2.Trên cơ sở số liệu tính toán về chi phí giải phóng mặt bằng của H.Thuận Nam và H.Ninh Hải cung cấp và đã cập nhật chi phí xây dựng các dự án thành phần của 2 dự án nhà máy điện hạt nhân theo chế độ, chính sách hiện hành đã xác định sơ bộ tổng mức đầu tư khoảng 12.391 tỉ đồng. UBND tỉnh đã báo cáo và đề nghị Bộ Tài chính để bố trí vốn khoảng 12.000 tỉ đồng để triển khai thực hiện.Ngoài diện tích đất ở, khu tái định cư được quy hoạch các khu dịch vụ thương mại, dịch vụ du lịch, công viên... để nâng cao đời sống người dân.Tại buổi làm việc, lãnh đạo UBND H.Thuận Nam và H.Ninh Hải cho biết, người dân trong vùng dự án đồng thuận với chủ trương của nhà nước về việc xây dựng Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1 và 2. Người dân mong muốn trong quá trình thu hồi đất cần có chính sách đền bù thỏa đáng trước khi bàn giao đất để đến khu định cư mới.Phát biểu chỉ đạo, ông Trần Quốc Nam nhấn mạnh: "Đây là một dự án ưu tiên với một thời gian rất ngắn để thực hiện nhiệm vụ giải phóng mặt bằng, di dân tái định canh, tái định cư, ổn định sản xuất và đời sống nhân dân trong năm 2025 theo tinh thần chỉ đạo của Chính phủ".Theo ông Nam, "việc chăm lo cho người dân trong vùng dự án là một quá trình xuyên suốt không chỉ trong thời gian xây dựng nhà máy mà sau khi nhà máy đi vào hoạt động, chúng ta tiếp tục chăm lo đời sống cho người dân". "Đây mới chỉ giai đoạn đầu để di dân, tái định canh, tái định cư, bước đầu ổn định đời sống người dân; còn lại chúng ta tiếp tục chăm lo đời sống người dân bằng những cơ chế chính sách đặc thù mà các cơ quan chức năng đang nghiên cứu để nâng cao đời sống người dân ngày càng tốt đẹp hơn", Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận cho biết và đề nghị các ngành liên quan, địa phương phối hợp thực hiện một cách nhịp nhàng đồng bộ để đạt được mục tiêu giải phóng mặt bằng đạt 100% trong năm 2025 như đã cam kết với Chính phủ, Quốc hội.